So sánh Máy bộ đàm và Điện thoại di động

Bộ đàm là thiết bị không thể thiếu, Hầu hết mọi người đều đã quá quen thuộc với chiếc điện thoại di động của mình, một thiết bị liên lạc nhanh chóng rất quan trọng và gần như không thể thiếu trong cuộc sống nhất là ở thời đại công nghệ phát triển như ngày nay. Tuy nhiên, không vì vậy mà các thiết bị liên lạc khác lại mất đi tầm quan trọng của nó trong sự phát triển của xã hội, Máy bộ đàm là một ví dụ điển hình nhất! Sau đây Điện Máy Văn Phòng sẽ giúp bạn chỉ ra các ưu khuyết điểm của 2 loại thiết bị liên lạc phổ biến nhất hiện nay.

Định nghĩa

Điện thoại di động: là thiết bị liên lạc có thể sử dụng trong không gian rộng, phụ thuộc vào nơi phủ sóng của nhà cung cấp dịch vụ. Chất lượng sóng phụ thuộc vào thiết bị mạng và phần nào địa hình nơi sử dụng máy chứ ít khi bị giới hạn về không gian.

Bộ đàm là thiết bị liên lạc vô tuyến hai chiều  có chức năng truyền tín hiệu thoại. Nguyên lý hoạt động là truyền âm thanh thoại giữa một máy với một hoặc nhiều máy khác bằng truyền sóng vô tuyến. Cho phép 1 người nói và nhiều người nghe đồng thời. Bán kính đàm thoại giữa các tay cầm trực tiếp từ 1 ->3km. Đặc điểm của máy bộ đàm là luôn có phím “Nhấn để nói” PTT cho bạn liên lạc tức thì mà không cần phải chờ đợi sự chấp nhận cuộc gọi từ người nghe.

So sánh Máy bộ đàm và Điện thoại di động
So sánh Máy bộ đàm và Điện thoại di động

So sánh Ưu điểm/Khuyết điểm của bộ đàm & điện thoại

A. Ưu điểm

Bộ đàm

Điện thoại

  • Kết nối ngay tức thì, không cần phải chờ người nghe chấp nhận cuộc gọi thoại
  • Khả năng chống bụi nước (hầu hết bộ đàm đều có thiết kế đạt tiêu chuẩn kín khít IP54 trở lên)
  • Thiết kế chắn chắn, chống va đập
  • Khả năng kết nối cuộc gọi thoại đến cá nhân hoặc nhóm làm việc
  • Không phải mất phí thuê bao sử dụng hàng tháng
  • Tính năng đặc biệt : báo động khi có tình huống khẩn cấp
  • Tính bảo mật cao

 

  • Gọi bất kì nơi đâu miễn là ở đó có sóng tín hiệu
  • Không cần đăng kí tần số sử dụng

B. Khuyết điểm

Bộ đàm

Điện thoại

  • Cần đăng kí tần số sử dụng
  • Tốn phí dịch vụ duy trì tần số hàng năm
  • Cự li liên lạc giới hạn trong 2-4km
  • Chi phí đầu tư hệ thống liên lạc ban đầu cao

 

  • Phải chờ kết nối thoại trước khi người nhận chấp nhận cuộc gọi
  • Không có khả năng chống bụi nước
  • Chỉ kết nối được với 1 người ở cùng 1 thời điểm
  • Trở nên chậm hoặc sụp nguồn khi sử dụng trong khoảng thời gian dài
  • Yêu cầu phải có tín hiệu sóng từ nhà mạng mới có thể thực hiện cuộc gọi

3. Ứng dụng của bộ đàm

Bộ đàm được sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống…

– Dùng trong nhà ga, hàng không, dịch vụ mặt đất

– Dùng trong xây dựng

– Dùng trong lĩnh vực vũ trang, quân đội, an ninh

– Dùng trong lĩnh vực dầu khí, môi trường nguy hiểm, dễ cháy nổ

– Dùng trong công viên, khách sạn, nhà hàng

– Dùng trong việc điều hành taxi

– Dùng khi ra khơi đánh cá, hàng hải

Xem danh sách các mẫu máy bộ đàm Motorola chính hãng:

Xem danh sách các mẫu máy bộ đàm Kenwood chính hãng:

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ HOA SƠN

>>Tham khảo máy chấm công, phần mềm chấm côngphần mềm tính lươngphần mềm quản lý nhân sựphần mềm kiểm xưởng, phần mềm tính lương tốt nhất, phần mềm chấm công tốt nhất HRAD ENTERPRISE rất phù hợp với doanh nghiệp, nhà máy, bệnh viên, ngân hàng, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng, công ty, văn phòng chỉ có tại Công ty Hoa Sơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

02822.112.342